Bloomberg tiếp tục gieo rắc FUD, cảnh báo Tether sụp đổ
Bloomberg quay trở lại với việc mà họ làm tốt nhất: thúc đẩy nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn và nghi ngờ (FUD). Lần này, mục tiêu là Tether, đơn vị phát hành stablecoin lớn nhất trong ngành crypto và vũ khí là nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump.
Bài xã luận mới nhất của Bloomberg dự đoán về những gì có thể xảy ra khi các chính sách thân thiện với crypto của Trump xung đột với các hoạt động gây tranh cãi của Tether.
Tether hoạt động như đồng đô la kỹ thuật số, cung cấp cho các trader một nơi trú ẩn an toàn khỏi các loại tiền tệ trong nước không ổn định và các loại crypto dễ biến động khác. Hiểu theo cách đơn giản là: đối với mỗi token Tether được phát hành, sẽ có một đô la thực tế được giữ trong quỹ dự trữ. Nhưng Bloomberg không tin điều đó.
Theo bài xã luận, Tether hoạt động giống một ngân hàng gian lận có trụ sở tại nước ngoài hơn là một tổ chức tài chính minh bạch. Dự trữ của nó được cho là bao gồm Bitcoin, các khoản vay rủi ro và các khoản đầu tư mà dường như không ai có thể xác định đầy đủ.
Thêm vào đó là những mối liên hệ mờ ám. Trong nhiều năm qua, tên của Tether đã xuất hiện trong các cuộc điều tra liên quan đến nhiều khía cạnh, từ hacker Triều Tiên đến xã hội đen tại Ireland và các điệp viên Hamas. Bloomberg chỉ ra những mối liên hệ này khi cáo buộc Tether đã cho phép hàng tỷ USD ra vào thế giới ngầm.
Trump khiến Tether trở nên lớn mạnh hơn
Phải thừa nhận rằng, chính quyền của Trump đã quá thân thiết với Tether. Người được ông chọn làm bộ trưởng Bộ thương mại, Howard Lutnick, có mối quan hệ trực tiếp với đơn vị phát hành stablecoin thông qua công ty Cantor Fitzgerald của ông. Công ty này sở hữu 5% cổ phần của Tether, kiếm được hàng triệu USD phí lưu ký và thúc đẩy các kế hoạch cho vay hàng tỷ USD bằng Bitcoin.
Đối với Bloomberg, đây là khởi đầu của hồi kết. Bloomberg cho rằng Tether càng tích hợp sâu vào Phố Wall thì khả năng xảy ra hậu quả thảm khốc càng cao. Khối lượng giao dịch đã bùng nổ sau cuộc bầu cử của Trump, với Tether di chuyển 4,6 nghìn tỷ USD chỉ riêng trong tháng 11.
Tệ hơn nữa, hãng tin này cho rằng sự tăng trưởng liên tục của Tether có thể biến một đợt sụp đổ trong không gian crypto thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện. Hãy tưởng tượng nếu dự trữ của Tether, vốn đã chứa đầy tài sản rủi ro, sụp đổ. Bloomberg cảnh báo điều này có thể kéo các công ty như Cantor xuống dốc và lây nhiễm sang các thị trường tài chính truyền thống.
Nhưng mọi chuyện còn hơn thế. Bloomberg cáo buộc Tether là công cụ dành cho tội phạm. Các công tố viên liên bang đã để mắt đến công ty này trong nhiều năm và Bộ Tài chính đã đưa ra ý tưởng trừng phạt để loại bỏ hoàn toàn Tether khỏi thị trường Hoa Kỳ.
Về phần mình, Tether phủ nhận mọi hành vi sai trái và khẳng định dự trữ của mình được hỗ trợ đầy đủ. Tuy nhiên, với việc Trump trở lại Phòng Bầu dục, Bloomberg lập luận rằng, Tether có thể phát triển mạnh bất chấp những cáo buộc này.
Bloomberg chỉ trích kế hoạch dự trữ Bitcoin của Trump
Bloomberg không chỉ nhắm vào Tether. Họ cũng lên tiếng chỉ trích kế hoạch dự trữ Bitcoin chiến lược của Trump.
Ý tưởng này, được Trump ủng hộ và được khởi xướng bởi Thượng nghị sĩ thân thiện với crypto – Cynthia Lummis, liên quan đến việc chính phủ Hoa Kỳ nắm giữ 200.000 Bitcoin bị tịch thu, trị giá 20 tỷ USD và mua thêm 1 triệu BTC khác trong 5 năm.
Những người ủng hộ so sánh nó với kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của đất nước, nơi dự trữ dầu cho các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, Bloomberg đã đăng tải bài xã luận vào đầu tháng này, gọi đó là “vụ lừa đảo crypto lớn nhất từ trước đến nay”. Bài viết lập luận rằng Bitcoin không có ứng dụng công nghiệp, không có giá trị nội tại và không liên quan đến nền kinh tế thực.
Theo quan điểm của hãng tin này, BTC không khác gì một loại tài sản đầu cơ, với giá trị của nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự cường điệu của thị trường.
Theo Bloomberg, kho dự trữ Bitcoin chiến lược của chính phủ sẽ làm giàu cho những holder tham gia sớm, làm tăng giá và khiến người nộp thuế phải gánh chịu hậu quả. Việc sử dụng ngân sách cho các giao dịch mua sẽ có nghĩa là phải vay thêm tiền, làm tăng thêm nợ quốc gia hoặc in thêm tiền, từ đó thúc đẩy lạm phát. Và nếu giá Bitcoin giảm, khoản dự trữ này có thể trở nên vô giá trị, khiến chính phủ phải gánh chịu một đống token kỹ thuật số vô dụng.
Bloomberg cũng cảnh báo rằng khoản dự trữ Bitcoin có thể đẩy các ngân hàng lún sâu hơn vào crypto. Các ngân hàng cho vay USD để thế chấp bằng Bitcoin sẽ trở nên hoảng loạn khi giá giảm.
Gã khổng lồ truyền thông cho biết, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính khác, với các khoản cứu trợ và giải cứu do người nộp thuế tài trợ. Và Bloomberg cũng lên tiếng chế giễu về sự tự do khỏi chính phủ cũng như ngân hàng.
Sự thiên vị và trò chơi chính trị của Bloomberg
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là: Động cơ của Bloomberg có thể liên quan nhiều hơn đến chính trị.
Michael, ông chủ của Bloomberg, là đảng viên Dân chủ và là người chỉ trích Trump lâu năm, đồng thời ghét tiền điện tử. Ông thậm chí còn tranh cử tổng thống vào năm 2020 với chiến dịch mạnh mẽ chống lại crypto.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ban biên tập của Bloomberg hiện đang theo dõi sát sao các chính sách tiền điện tử của Trump. Thế nhưng mặc dù những cảnh báo của Bloomberg có thể khiến một số người sợ hãi, chúng lại không nói lên toàn bộ câu chuyện. Tether và Bitcoin vẫn sống sót sau ngần ấy năm.
Ngành công nghiệp crypto phát triển mạnh mẽ nhờ sự không chắc chắn và mỗi khi có ai đó tuyên bố về sự sụp đổ, nó lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn.